新闻中心

【xoivo tv】Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp

"Pháp là điểm tựa tốt để Việt Nam tiến vào châu Âu",ơhộimớichodoanhnghiệpViệtNamđầutưtạiPháxoivo tv ông Pascal Cagni - Chủ tịch Business France, cơ quan hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế của chính phủ Pháp, nói với VnExpress bên lề Diễn đàn Các cố vấn Ngoại thương Pháp tại TP HCM cuối tuần qua. Business France là cơ quan hàng đầu về hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế của chính phủ Pháp, đảm nhận giúp đỡ các doanh nghiệp nước này trong xuất khẩu và phát triển quốc tế, đồng thời xúc tiến và thu hút đầu tư quốc tế vào Pháp.

Ông Pascal Cagni cho rằng mối quan hệ khăng khít giữa hai nước suốt 50 năm thiết lập ngoại giao làm tăng tính gần gũi và là điều kiện thuận lợi cho đôi bên. Hiện Pháp là đối tác quan trọng tại Việt Nam, đứng thứ ba trong các nước châu Âu về vốn đầu tư. Tính đến đầu năm nay, Pháp đã rót 3,6 tỷ USD với khoảng 300 công ty, sử dụng gần 50.000 lao động. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Pháp chưa ghi nhận nhiều dòng tiền đầu tư từ Việt Nam.

【xoivo tv】Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp

Theo ông Pascal, đa số doanh nghiệp Việt chuộng phục vụ thị trường trong nước và các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc hay Indonesia. Trong khi đó, cơ hội tiến vào các lãnh thổ xa hơn như Pháp, vẫn rất rộng mở, nhất là nhóm ngành liên quan đến chuyển đổi xanh, không phát thải và đảm bảo bền vững về môi trường.

【xoivo tv】Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp

Chủ tịch Business France cho biết, sau dịch, nước này thực hiện kế hoạch khởi động lại với quy mô lớn để tái công nghiệp hóa, tập trung đổi mới vào các quá trình chuyển đổi xanh với ngân sách hàng trăm tỷ USD. Pháp đưa ra chương trình đầu tư 2030 với 10 mục tiêu. Trong đó, mục tiêu đầu tiên là sản xuất tốt hơn, loại bỏ carbon ở tất cả khu công nghiệp, sản xuất hai triệu xe điện và đẩy mạnh năng lượng tái tạo. Nước này cũng muốn tái công nghiệp hóa bằng cách chấp nhận "công nghiệp 4.0", sử dụng nhiều robot hơn. Muốn làm được điều này, Pháp cần hợp tác với nhiều nguồn lực nước ngoài trong thời gian tới.

【xoivo tv】Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp

"Chúng tôi thực sự cải cách đất nước và chào đón nhiều nhà đầu tư hơn", ông Pascal nói.

Ông Pascal Cagni - Chủ tịch Business France, cơ quan hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế của chính phủ Pháp. Ảnh: ABC

Ông Pascal Cagni - Chủ tịch Business France, cơ quan hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế của chính phủ Pháp. Ảnh: ABC

Tại Pháp, một số doanh nghiệp Việt lớn như Vietnam Airlines, Tập đoàn FPT, Viettel, VinFast đã khai thác thị trường và lập công ty con. Ông Nicolas Warnery - Đại sứ Pháp tại Việt Nam, nói nước này sẵn sàng hỗ trợ các công ty Việt Nam bằng cách thành lập các nhà máy công nghiệp, trung tâm nghiên cứu và phát triển trên lãnh thổ Pháp. Trong những tháng tới, cơ quan này có kế hoạch đến thăm nhiều tập đoàn Việt để thảo luận về những cơ hội này và tìm cách hỗ trợ tốt hơn.

Theo các chuyên gia Diễn đàn Các cố vấn Ngoại thương Pháp, có mặt tại Pháp không chỉ giúp mở rộng mạng lưới hoạt động mà còn là "bước đệm" tốt trong quá trình phát triển quốc tế của các doanh nghiệp Việt. Nước này có một thị trường lớn và năng động với gần 70 triệu người dùng, kèm theo là tính liên kết đặc biệt với EU, châu Phi và các vùng lãnh thổ hải ngoại. Thị trường rộng lớn, nhưng chi phí mở doanh nghiệp và khai thác tại nước này thấp hơn Italy hay Đức. Nhân công được đào tạo tốt, trong khi chi phí trung bình rẻ hơn ở Hà Lan, Mỹ hay Đức.

Đại diện một trong những doanh nghiệp đang kinh doanh tại Pháp, ông Phan Thanh Sơn - Giám đốc phát triển kinh doanh FPT IS thuộc Tập đoàn FPT, cho rằng Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi làm việc và đầu tư tại nước này. Bởi lẽ, hai nước có lịch sử quan hệ ngoại giao lâu dài 50 năm và sở hữu nhiều chương trình hợp tác cấp chính phủ.

Ông phân tích thêm, Pháp từ lâu đã đi đầu về ứng dụng công nghệ và luôn nằm trong top đầu về hàng không vũ trụ, điện, nông nghiệp. Tuy nhiên những năm qua, quốc gia này bị lung lay nhiều vị trí và đang cần tái thiết. Kế hoạch trên huy động nhiều đối tác tham gia, tạo ra cửa mở cho doanh nghiệp nước ngoài với cơ hội không chỉ dành cho những "ông lớn".

Ông Sơn ví dụ về thương vụ giữa FPT với Airbus. Cũng giống nhiều doanh nghiệp lớn, hãng hàng không này đứng trước thách thức phải bảo vệ những tri thức đã phát triển và tích lũy được trong nhiều năm, trở thành những "thỏi vàng" trong tương lai. Tuy nhiên, Airbus khó bắt tay các đối tác công nghệ lớn khi rủi ro mất bản quyền và buộc phải chia sẻ lợi ích rất lớn. Do đó, hãng sản xuất máy bay này cần tìm kiếm đối tác mới, dẫu danh tiếng trên thị trường không quá lớn nhưng sở hữu nhiều tiềm năng. Ngày nay, Airbus và FPT đã trở thành đối tác chiến lược với định hướng lâu dài.

Những câu chuyện tương tự sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tiến vào thị trường Pháp không đơn giản. Chủ tịch Business France đánh giá cao về cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam, cho đây là "tài sản tuyệt vời". Nhưng ông lưu ý về vấn đề giáo dục. Làm sao để đào tạo nguồn nhân lực vừa chất lượng, vừa đủ nhanh để bắt kịp thời đại và đáp ứng tiêu chuẩn Pháp, sẽ là bài toán lớn.

Ngoài ra, đại diện FPT cũng lưu ý thêm về độ khó tính của thị trường này. Cũng như các nước EU, Pháp có nhiều bộ tiêu chuẩn rất cao trong sản xuất và kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp liên tục cập nhật kỹ thuật, cải tiến quy trình và đào tạo nâng cao cho người lao động. Ngoài ra, bất đồng ngôn ngữ cũng là một rào cản khi tiếng Pháp chưa thật sự phổ biến như tiếng Anh. Pháp có nhiều chiều sâu về nghệ thuật, giao tiếp, ẩm thực, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải tìm hiểu và thấu cảm mới có được điểm đồng điệu khi hợp tác.

Tất Đạt

上一篇:Biden campaign split between Delaware and White House, worrying allies: ‘Everybody’s nervous’ 下一篇:!!!产品栏目未指定文章/信息库!!!

Copyright © 2024 Du lịch Hấp dẫn    sitemap